Viêm họng liên cầu khuẩn: Chần chừ điều trị, hối hận cả đời

Ngăn ngừa, điều trị viêm họng liên cầu như thế nào?

Bé gặp nguy hiểm vì biến chứng từ viêm họng

Vì viêm họng dai dẳng nên bé bị viêm phế quản

8 loại trà thảo mộc giúp chữa viêm họng, cảm cúm

Viêm màng não mủ: Dễ nhầm lẫn với cảm cúm, viêm họng...

Các mẹ thường nghĩ bé đau họng vì nhiễm lạnh, chăm sóc, thuốc thang ít ngày là khỏi ngay thôi. Chỉ tới khi bé bị nặng hơn, thở khò khè, nôn trớ, tím tái… cha mẹ mới tá hỏa đưa bé nhập viện thì thật tắc trách vô cùng.

Virus và vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến khiến bé bị đau họng, viêm họng. Không giống như các bệnh lý viêm họng thông thường do virus, viêm họng liên cầu là do tác nhân vi khuẩn (Strep) - đặc biệt là vi khuẩn Streptococcus nhóm A, gây ra. Chúng là nguyên nhân gây ra 20 - 30% các chứng viêm họng ở trẻ (trẻ từ 2 tuổi trở lên) và 5 - 15% ở người lớn. So với viêm họng do virus, triệu chứng do Streptococcus thường nặng hơn.

Đối với viêm họng do virus gây ra (thường liên quan đến cảm lạnh), các bé thường có triệu chứng như: Chảy nước mũi, hắt hơi, giọng khàn, đau họng không rõ ràng... Tuy nhiên nếu bé có những triệu chứng sau thì các mẹ đừng chần chờ gì nữa, hãy đưa bé tới khám bác sỹ, ra trạm y tế hoặc bệnh viện gần nhất:

Đau họng (không kèm theo chảy nước mũi), đau khi nuốt, sốt cao hơn 38 độ C, amidan và các hạch bạch huyết sưng lên, cổ họng màu đỏ tươi, xuất hiện các đốm trắng hoặc màu vàng, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu, phát ban…

Bệnh tình sẽ trở nên nghiêm trọng nếu bé không được điều trị kịp thời. Biến chứng bao gồm: Viêm amidan, viêm xoang, viêm tai, viêm cầu thận và thấp khớp (có thể gây tổn thương tim, thậm chí gây suy tim).

Nguyên nhân bé bị viêm họng liên cầu khuẩn có thể do lây nhiễm từ không khí, nguồn nước, đồ ăn hay là trong quá trình chơi đùa, bé cầm vào đồ vật có dính khuẩn rồi đưa lên miệng. Hệ miễn dịch của các bé rất mỏng manh nên cực kỳ nhạy cảm với bệnh truyền nhiễm và càng dễ bị lây bệnh khi tiếp xúc với các tác nhân trên, thậm chí còn dễ dàng bị lây bệnh từ người thân trong gia đình, bạn bè ở nhà trẻ hay trường học.

Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi bé tiếp xúc bệnh từ 2 - 5 ngày. Bệnh ủ trong vòng 24 giờ và sẽ dễ lây tiếp cho người khác cho tới khi bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Để xác định chắc chắn bé có bị viêm họng do liên cầu khuẩn hay không, các bác sỹ thường sử dụng phương pháp ngoáy họng (có thể gây cho bé đôi chút khó chịu và buồn nôn) và kết quả có thể thông báo sau 1 - 2 ngày.

Phòng ngừa viêm họng cho trẻ từ xây dựng chế độ ăn uống khoa học, sử dụng thực phẩm chức năng tăng cường đề kháng...

Bên cạnh đó, các bác sỹ còn có thể áp dụng xét nghiệm kháng nguyên. Tuy nhiên, thử nghiệm này không nên dành cho trẻ học mẫu giáo và ít được thực hiện do xét nghiệm chỉ nhận ra vi khuẩn strep mà dễ bỏ qua các vi khuẩn gây hại khác.

Bệnh thường được điều trị và ngăn ngừa biến chứng bằng uống thuốc kháng sinh. Khi sử dụng kháng sinh, điều quan trọng là phải sử dụng đầy đủ liệu trình, thậm chí khi các triệu chứng đã biến mất. Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến bác sỹ về loại kháng sinh được chỉ định điều trị nhằm tránh những tác dụng phụ không mong muốn cho bé yêu.

Để tránh cho vi khuẩn liên cầu khỏi lây lan, hãy cho bé nghỉ ngơi ở nhà, tránh chơi đùa với nhiều người và sử dụng riêng các đồ đạc cá nhân. Các mẹ hãy cho bé uống nhiều nước, ăn đồ mềm (cháo loãng, soup, nước canh…), súc miệng bằng nước muối ấm và tránh xa ô nhiễm cũng như các tác nhân gây dị ứng (khói thuốc lá, bụi đường, phấn hoa, lông chó mèo…).

Sau khi đã khỏi bệnh, để phòng ngừa tái mắc bệnh, các mẹ nên chú ý tới chế độ ăn và sinh hoạt của bé: Nên rửa tay trước khi ăn, che miệng khi hắt hơi hay ho, ăn chín uống sôi, bổ sung dưỡng chất hay thực phẩm chức năng giúp nâng cao hệ miễn dịch cho con.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ